Môi trường pháp lý
Đối với các nhà đầu tư, chứng khoán là đối tượng kinh doanh đặc biệt, việc định giá chứng khoán rất phức tạp, hoạt động giao dịch phải tuân thủ các quy định rất nghiêm ngặt do đó nhà đầu tư có thể gặp nhiều rủi ro.
Đối với mỗi quốc gia thị trường chứng khoán có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế. Do đó kinh doanh chứng khoán chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp lý khá chặt chẽ và buộc nhà đầu tư phải tuân thủ. Các quy định này được ban hành nhằm mục đích:
+ Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư
+ Đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch và hiệu quả
+ Ngăn chặn các hoạt động tiêu cực trên thị trường chứng khoán
+ Giảm thiểu sự tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán đến các hoạt động của nền kinh tế.
Cơ chế chính sách
Bên cạnh sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, kinh doanh chứng khoán còn chịu sự chi phối của hàng loạt các cơ chế, chính sách của nhà nước, của ngành. Đặc biệt là cơ chế chính sách tài chính (thuế, phí, lệ phí, trợ cấp…) sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi & hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, các quy định về mức thuế phải nộp, các khoản phí, lệ phí… Các chủ thể kinh doanh được thu, phải nộp hợp lý sẽ giúp các chủ thể kinh doanh có nguồn thu chi hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong những điều kiện nhất định như khủng hoảng về tài chính hoặc thị trường chứng khoán chưa phát triển, hoạt động kinh doanh còn manh mún thì sự hỗ trợ bởi cơ chế chính sách của nhà nước là rất cần thiết để củng cố và khuyến khích hoạt động này phát triển.
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội:
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của nền kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế… có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung và đến hiệu quả kinh doanh chứng khoán nói riêng. Nếu lạm phát được duy trì ở mức hợp lý, tăng trưởng ổn định… là điều kiện thuận lợi để kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, sự ổn định về chính trị và xã hội sẽ tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, hoạt động kinh doanh chứng khoán có điều kiện phát triển, từ đó tạo động lực cho hoạt động kinh doanh chứng khoán hiệu quả và phát triển.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Sự phát triển của thị trường chứng khoán được xem xét ở một số khía cạnh chủ yếu:
Cung- cầu trên thị trường:
Thị trường chứng khoán phát triển khi có nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng và có đông đảo các chủ thể tham gia mua bán.
Cơ sở hạ tầng thị trường:
Bao gồm hệ thống thông tin thị trường, hệ thống giao dịch, hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ… Thị trường phát triển khi cơ cở hạ tầng tiên tiến & đồng bộ sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch, giảm thiểu rủi ro hệ thống.
Sự hiểu biết của công chúng về thị trường chứng khoán:
TTCK là thị trường bậc cao, các chủ thể tham gia thị trường nếu không am hiểu những kiến thức cơ bản về TTCK thì dễ bị rủi ro. Thị trường sẽ thực sự năng động, hấp dẫn khi nhà đầu tư có sự hiểu biết về chứng khoán và TTCK. Vì vậy, sự hiểu biết về TTCK cũng là một trong những nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh chứng khoán. + Quản lý nhà nước về TTCK là việc quản lý và giám sát các hoạt động phát hành, giao dịch, thanh toán… đối với các chứng khoán. Việc quản lý này được chú trọng ở khía cạnh lập pháp và hành pháp
TTCK vốn chứa đựng trong bản thân nó những nguy cơ tiềm ẩn như hiện tượng thao túng thị trường, lừa đảo của những kẻ đầu cơ bất hợp pháp, mua bán nội gián, đây là một trong những nguyên nhân làm cho TTCK có nguy cơ sụp đổ, Với những hạn chế của TTCK thì cần thiết phải quản lý nhà nước về TTCK. Quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của TTCK là hoạt động tiên quyết để có một TTCK hoạt động có hiệu quả, trung hực đáng tin cậy. Một TTCK được quản lý chặt chẽ, đảm bảo sự công khai minh bạch trong các giao dịch sẽ làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tăng lợi nhuận và giảm chi phí giao dịch. 1.4.5 Năng lực của chủ thể kinh doanh
Hoạt động kinh doanh chứng khoán muốn đạt hiệu quả đòi hỏi bản thân nhà đầu tư tham gia kinh doanh phải là người có nền tảng tài chính, kỹ năng phân tích tốt, hiểu biết về lĩnh vực mình hành nghề. Chủ thể kinh doanh có năng lực chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, làm việc có trách nhiệm sẽ tạo được uy tín trên thị trường và với khách hàng, từ đó có khả năng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại